๑۩۞۩๑ (¯`•NGÔI NHÀ TRI THỨC•´¯) ๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑ (¯`•NGÔI NHÀ TRI THỨC•´¯) ๑۩۞۩๑

CHUNG TAY GÓP SỨC XÂY DỰNG VỮNG MẠNH
 
ABCTrang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng bạn đến với F..O..4..U...M!! ^_^ KHÔNG CÓ GÌ GỌI LÀ KHÔNG THỂ , CHỈ LƯỜI HỌC MÀ THÔI!!! ^_^
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Bia Bia Bia Bia
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Jun 02, 2011 12:16 pm by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» sfgdsfhdghdghd
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Jun 02, 2011 11:40 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Máy móc đạt công nghiệp và vai trò của nó đối với VN
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:38 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình XD nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở VN
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:37 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Lý luận thực tiễn và sự vận dụng quan điểm đó vào quá trình đổi mới ở VN
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:36 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm đó cho sự phát triển của KT VN trước và sau mười năm đổi mới đến nay
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:34 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:33 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Lý luận của chủ nghĩa Mác con người và vấn đề con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:31 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» LLSX và các quan hệ SX
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:30 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Công pháp và tư pháp trong hiến pháp TBCN
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:28 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

»  Đấu tranh giai cấp
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:27 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Bản sắc dân tộc trong nền KT mở
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Apr 07, 2011 12:26 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường"
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeTue Apr 05, 2011 2:03 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Sáu bài học lý luận chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Bài 5: Hệ thống chính trị ở nước ta)
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeTue Apr 05, 2011 2:00 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

» Sáu bài học lý luận chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Bài 4: Đường lối phát triển kinh tế-xã hội bảo đảm quốc phòng, an ninh nước ta trong tình hì
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeTue Apr 05, 2011 1:59 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑

Similar topics
Dem Thoi Gian
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeMon Mar 14, 2011 4:59 am by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑
Công sức đó hen !!!! lol!
Bạn hãy …


[ Full reading ]
Comments: 0
Chay Nguoc
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeSun Mar 13, 2011 10:53 pm by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑
VisualBasic Chay Nguoc thoi gian
Dim i As …


[ Full reading ]
Comments: 0
Tinh Tong Giai Thua 1+1/2!+...+1/n!
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Mar 10, 2011 3:50 pm by vanphucankhang
Private Sub cmdtinh_Click(Index As Integer)
Dim …

[ Full reading ]
Comments: 0
Tổng Phần Tử..1+1/2.+..+1/n
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeThu Mar 10, 2011 2:18 pm by ๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑
Dim i,tong As Integer
n=Val(Textn.Text)
tong=0


[ Full reading ]
Comments: 0
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

 

 Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường"

Go down 
Tác giảThông điệp
๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑
Admin
Admin
๑۩۞۩๑ (¯`•admin•´¯) ๑۩۞۩๑


Tổng số bài gửi : 37
Join date : 09/03/2011
Age : 32
Đến từ : Phú Yên

Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường"   Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường" I_icon_minitimeTue Apr 05, 2011 2:03 am

I Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Mỗi mô hình đó là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Song hiện nay, mô hình kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ phát triển cụ thể của văn minh nhân loại, là một mô hình kinh tế phổ biến và có hiệu quả nhất trong việc phát triển kinh tế của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Mô hình này không chỉ được áp dụng ở các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn được áp dụng ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nó được vận dụng ở các nước phát triển và cả ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng mới sử dụng mô hình kinh tế này được khoảng hơn 15 năm nay. Và có những thành tựu mà chúng ta đã đạt được cũng như có những khó khăn, những vấn đề gặp phải cần được giải quyết trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới. Điều này rất đáng được quan tâm. Và hiện nay, chúng ta cần hiểu rõ về tình hình kinh tế nước ta và tình hình kinh tế của thế giới. Nhất là đối với sinh viên khi nghiên cứu về kinh tế thì đề tài này giúp cho chúng ta hiểu rõ về tính khách quan của mô hình kinh tế thị trường với mỗi quốc gia và vì sao kinh tế thị trường lại đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, kinh tế thị trường hình thành và phát triển như thế nào, kinh tế thị trường bao gồm những nhân tố nào cấu thành nên và hoạt động của nó và về bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam ra đời và quá trình hoạt động của nó diễn ra như thế nào, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm gì so với nền kinh tế thị trường của các nước khác trên thế giới.
1.2 Nguồn tư liệu
http://www.wattpad.com/752625-13-co-che-doi-moi-quan-ly-kt-1986?p=4
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/02/22/6572/
http://bvcmk15.vnweblogs.com/print/10575/196974
http://vn.360plus.yahoo.com/cayxuongrong08032006/article?mid=137
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_thị_trường_định_hướng_xã_hội_chủ_nghĩa
Sách giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_th%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

1.3 Phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

Thông qua quá trình diễn biến từ phát sinh đến phát triển và những thành quả đạt được đến nay đề từ đó rút ra quy luật chung của vấn đề.
Thông qua các tư liệu từ sách báo, tài liệu trên mạng ,và từ thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta đề tìm ra nghiên cứu và chứng minh bản chất của vấn đề
Nghiên cứu kinh tế thị trường là gì? Quá trình hình thành và phát triển của nó.
Song song đó nghiên cứu mô hình kinh tế của các nước trên thế giới để so sánh với mô hình kinh tế thị trường trong nước từ đó đi sâu hơn nghiên cứu những thành tựu đã đạt được và những hạn chế của nền kinh tế thị trường nước ta.

1.4 Mục đích đóng góp
Nghiên cứu đề tài kinh tế thị trường ở nước ta giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường ,và quy luật của nó từ đó đóng góp ý kiến một cách tích cực hơn về sự vận động và phát triển ,sự thành công và hạn chế của kinh tế thị trường đế từ đó đảng ta có những tiếp thu tích cực đưa ra những biên pháp hiệu quả và đúng đắn giúp nền kinh tế nước ta phát triển ngày càng hoàn thiện đạt được nhiều thành tựu vững chắc hơn nữa trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

II Nội dung
2.1 Tình hình nước ta sau khi giải phóng đất nước
Sau giải phóng 1975 phải nói là nền kinh tế Việt Nam hết sức khó khăn. Bởi vì lúc đó ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, nền kinh tế bị kiệt quệ với rất nhiều cơ sở vật chất bị tàn phá. Từ đường xá giao thông đến các nhà máy xí nghiệp ở phía Bắc, rồi đồng ruộng phía Nam rất nhiều nơi không canh tác được. Bom đạn và cả chất độc háo học đã trút xuống rất nhiều trong cuộc chiến.
Miền Bắc:
Nhân dân miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa làm nhiệm vụ của hậu phương lớn vừa phải trực tiếp chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên "quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba kế hoạch 5 năm".
Vì thế, kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý vốn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, lại bị chi phối thêm bởi quy luật chiến tranh nên càng bị méo mó, phi kinh tế. Quan hệ sản xuất có dấu hiệu của sự khủng hoảng. Do vậy, việc chấn chỉnh lại cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với quy luật vận động là một vấn đề hết sức khó khăn.Về mặt xã hội, chiến tranh đã làm xáo trộn và gây tổn thất lớn cho lực lượng lao động, để lại hậu quả rất nặng nề và kéo dài.
Miền Nam:
Đối với miền Nam, chiến tranh tàn phá (ruộng đất bỏ hoang, chất độc hoá học, bom mìn…)
Hàng triệu người thất nghiệp mù chữ và đồng thời do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng...và bước đầu trong nông nghiệp. Trong chừng mực nhất định, kinh tế ở các vùng bị tạm chiếm đã phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Vì vậy, kinh tế miền Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, cơ cấu mất cân đối và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài, khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ, nền kinh tế miền Nam lập tức rơi vào khủng hoảng. Nhiệm vụ khôi phục và phát triển một nền kinh tế vốn mang tính lệ thuộc cao như vậy trở nên hết sức khó khăn. Đó là chưa kể đến khó khăn ở những vùng bị tàn phá bởi chiến tranh, bị hủy diệt bởi chất độc hóa học. Sau giải phóng, miền Nam còn có sự phức tạp về mặt xã hội.Chiến tranh và quá trình cưỡng bức đô thị hóa của Mỹ đã gây xáo trộn trong phân bố lực lượng lao động. Nông thôn nông nghiệp thiếu lao động. Các vùng đô thị, mật độ dân số quá đông, không tương xứng với sự phát triển về kinh tế.
2.2 Những chủ trương chính sách của Đảng ta trước năm 1986:
Từ thực trạng kinh tế trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã chủ trương xây dựng trong cả nước một nền kinh tế XHCN theo mô hình “kế hoạch hóa tập trung cao” chủ yếu với hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể; tổ chức sản xuất kinh doanh theo các loại hình xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp hợp tác xã, thực hiện phân phối theo cơ chế quản lý hành chính bao cấp.
Chủ trương này đưa vào thực hiện không lâu đã bộc lộ sự không phù hợp với tình hình mới về yêu cầu phát triển của nền kinh tế nước ta. Nền kinh tế đi dần vào ngõ cụt, không phát triển được, thậm chí có mặt tụt lùi so với trước, gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nhiều năm không khắc phục được.










Tem lương thực trong thời bao cấp.
Nền kinh tế Việt Nam vốn dựa vào nông nghiệp ngay bản thân nền nông nghiệp cũng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Sau năm 75 thì cả hai miền tuy nhập lại cùng một nước nhưng hệ thống kinh tế thì khác nhau và những rối loạn ban đầu sau chiến tranh về mặt xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Về mặt đối ngoại lúc bấy giờ sau năm 75 thì các nước phương Tây theo chính sách của Mỹ cấm vận Việt Nam cho nên rất dè dặt trong chuyện phát triển quan hệ với Việt Nam; Về cơ bản Việt Nam vẫn duy trì liên hệ với khối Liên Xô, với Đông Âu và một phần Trung Quốc và vì vậy cho nên nền kinh tế rất khó khăn.
Là một nước nông nghiệp nhưng lại thiếu gạo ăn đến nỗi phải ăn độn bằng nhiều thứ thực phẩm mà trước đây miền Nam vẫn dùng cho gia súc. Đói kém hoành hành toàn xã hội đã khiến cơ thể kinh tế của Việt Nam vốn èo uột trong thời gian chiến tranh lại càng khó chữa trị hơn trong thời gian hậu chiến.

Biện pháp “ngăn sông cấm chợ” được mang ra thi hành càng khiến đời sống thêm bội phần khó khăn. Hàng hóa không thể luân chuyển trên thị trường khiến cung và cầu không gặp nhau và từ đó viễn ảnh một sự sụp đổ kinh tế ló dạng trên nhiều mặt khiến nhà nước phải nhìn nhận cần phải đổi mới toàn diện mới mong tồn tại.











Quầy phân phối thịt ở Hà Nội trong thời bao cấp

2.3 Sự chuyển biến tư duy, tư tưởng nhận thức:
Từ khuyết điểm sai lầm, Đảng đã có sự thay đổi tư duy nhận thức về kinh tế thị trường:
Sự chuyển biến bắt đầu từ cuộc sống, từ dân, từ dưới lên quá trình đã phản ánh cái logic của mối quan hệ từ thực tiễn đến tư duy, từ tư duy đến chính sách. Có nghĩa là bắt đầu từ chính thực tiễn, với những tín hiệu cấp báo của cuộc sống. Đó cũng đồng thời là phản ứng từ người dân. Phản ứng này tác động đến những người trực tiếp tiếp xúc với dân nhất: Những người lãnh đạo ở cơ sở. Sự thay đổi tư duy bắt đầu từ đó.
Những kết quả tích cực của đột phá ở cơ sở đã góp phần rất đắc lực trong việc giải quyết những vấn đề lý luận và thuyết phục những bộ óc hoặc còn hoài nghi, từng bước giúp nó vỡ nhẽ ra rằng: Chuyển đổi không phải là điều nguy hiểm, mà lại tránh được nguy hiểm. Những tìm tòi mới đó không phải là “trệch hướng”, mà là mở đường đi đúng hướng. Ngược lại, chính những công thức cũ kỹ vẫn được ngộ nhận là “đúng hướng” thì lại là trệch hướng, vì nó đưa nền kinh tế vào những ngõ cụt đầy ách tắc. Từ đó bắt đầu có những thay đổi trong chính sách. Rồi những thay đổi của chính sách lại tạo điều kiện để tháo gỡ cho thực tiễn.
Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần VI, năm 1986.
Đại hội VI của Đảng với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng với sự thật, nói rõ sự thật đã khẳng định những thành tựu đạt được, đồng thời chỉ rõ những khuyết điểm, sai lầm. Đại hội chỉ rõ chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
Về mặt lý luận, đó là sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; đã mắc bệnh chủ quan duy ý chí, giản đơn hoá, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của CNXH trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường đầu tiên.
Chúng ta đã có thành kiến không đúng, trên thực tế, chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan; do đó không chú ý vận dụng chúng vào việc định chế các chủ trương, chính sách kinh tế. Chưa chú ý đầy đủ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của mình và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước anh em.
Đổi mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện đổi mới trên các mặt khác: xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa...
Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện. Ngày nay, Đổi Mới về kinh tế được nhà nước Việt Nam định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.4 Nhận thức mới về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa:
Khi đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, hệ quả kèm theo là gây cho những người quan tâm đến vấn đề này cảm giác nhận thức rằng kinh tế thị trường là sản phẩm tự nhiên, đặc thù của nền kinh tế dưới chế độ tư bản chủ nghĩa; rằng chủ nghĩa xã hội luôn gắn với kinh tế kế hoạch, chỉ huy và bao cấp; rằng sau những thất bại của kinh tế kế hoạch, các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay đang “vay mượn” mô hình kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa để “lắp ráp” thêm với nội dung “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Hà Nội. Đại hội Đảng lần VI là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước chuyển biến căn bản tư duy của Đảng về kinh tế thị trường. Đại hội đã đề ra đường lối đối mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. So với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức của Đảng về kinh tế thị trường trong giai đoạn này đã có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.
- Một là: Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
+ Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, các yếu tố thị trường như: cung - cầu - giá cả có tác động quan trọng, điều tiết quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa, phân bổ các nguồn lực như vốn, vật tư, sức lao động... phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thị trường đóng vai trò là công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong nền kinh tế các nguồn lực được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường.
+ Kinh tế thị trường ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa có cùng bản chất. Tuy nhiên kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có sự khác nhau về trình độ. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên ở trình độ thấp chủ yếu là sản xuất theo quy mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao đạt đến trình độ là thị trường trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại của người sản xuất, kinh tế thị trường lấy khoa học - công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.
+ Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng nó đạt đến sự phát triển cao trong xã hội tư bản. Điều đó khiến không ít người nhầm tưởng rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản.
+ Chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của nhân loại, bởi vì kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao.
- Hai là: kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
+ Kinh tế thị trường xét dưới góc độ "một kiểu tổ chức kinh tế" là phương thức tổ chức, vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực và điều tiết mối quan hệ giữa con người với con ngươi. Kinh tế thị trường đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội.
+ Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu. Vì vậy, kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Ba là: Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy, có thế và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ở bất kỳ xã hội nào, khi lấy kinh tế thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:
+ Chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.
+ Giá cả cơ bản do quy luật cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
+ Nền kinh tế có tính mở cao, vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu.
+ Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990.
Hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng sau:
• Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước. Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng. Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách hợp lý. Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.
• Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
• Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công.
• Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; công bằng xã hội được chú ý trong từng bước, từng chính sách phát triển.
• Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
• Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.
Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “cái đặc thù” của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh khốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng, ít quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội. Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác – Lê-nin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
2.5 Tính tất yếu để phát triển KTTT theo định hướng XHCN ở nước ta phù hợp với quy luật khách quan
Sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể là Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế đáp ứng yêu cầu "đi tắt, đón đầu" đang đặt ra như một yếu tố sống còn. Sự hình thành tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình tìm tòi thể nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, từ chưa đầy đủ, hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện.
Nếu như trong văn kiện Đại hội VI và Hội nghị Trung ương 6 khoá VI, Đảng ta mới đề ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi đây là vấn đề "có ý nghĩa chiến lược và mang tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội", thì đến Đại hội VII, Đảng đã khẳng định: "phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Tới Đại hội Đảng IX, kinh tế thị trường lại được khẳng định một cách sâu sắc, đầy đủ hơn như là mô hình kinh tế tổng quát hay mô hình mới của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, bắt nguồn từ bối cảnh thời đại và điều kiện lịch sử – cụ thể của đất nước. Có những khía cạnh đáng lưu ý, quy định tính tất yếu của việc lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Thứ nhất, mô hình chủ nghĩa xã hội cổ điển, đặc trưng bởi hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sau gần 70 năm tồn tại với tất cả những ưu thế và nhược điểm, rốt cuộc đã tỏ ra không còn sức sống và khả năng tự phát triển nội sinh về mặt kinh tế, bị va vấp nặng nề trong thực tiễn. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đã lợi dụng tối đa những mặt mạnh của kinh tế thị trường để tạo ra động cơ về lợi ích và sự cạnh tranh mạnh mẽ, phát triển các lực lượng sản xuất cũng như tiềm năng kinh doanh. Chủ nghĩa tư bản đã sử dụng vai trò nhà nước như một chủ thể xã hội sáng tạo và hùng mạnh để can thiệp – quản lý các quá trình kinh tế vĩ mô, nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển, xã hội hoá các lực lượng sản xuất.
Thứ hai, mặc dù chủ nghĩa tư bản đã có những thành công nhất định trong phát triển kinh tế thị trường, nhưng cần nhận thức sâu sắc rằng, phát triển kinh tế thị trường theo con đường tư bản chủ nghĩa không phải là duy nhất đúng mà trong nó cũng ẩn chứa đầy rẫy những cạm bẫy, rủi ro. Thực tế phát triển ngày càng cho thấy rõ mặt trái cũng như nguy cơ thất bại ngay chính trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Ngày nay, nhân loại đã nhận thức được rằng, mô hình phát triển kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây hay đi theo con đường phương Tây hoá không phải là cách tối ưu. Những mô hình phát triển theo kiểu này đã tỏ ra mâu thuẫn sâu sắc với các giá trị truyền thống, làm tăng tính bất ổn của xã hội và khoét sâu hố ngăn cách giầu - nghèo. Hơn nữa, nó còn có nguy cơ ràng buộc các nước chậm phát triển hơn, đẩy các nước đó vào tình trạng bị lệ thuộc và bóc lột theo kiểu quan hệ "trung tâm - ngoại vi".
Thứ ba, trong thực tế không có một mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia, mà trái lại, mỗi quốc gia - dân tộc tùy theo trình độ phát triển, đặc điểm cơ cấu tổ chức và thể chế chính trị, kể cả các yếu tố văn hoá - xã hội truyền thống, mà xây dựng những mô hình kinh tế thị trường đặc thù của riêng mình.
Thứ tư, nền kinh tế thị trường hiện đại ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tiến hoá tất yếu để chuyển sang giai đoạn mới cao hơn - hậu thị trường, hậu công nghiệp và kinh tế tri thức. Trong những điều kiện hiện đại, con đường phát triển rút ngắn như C.Mác đã từng dự báo, trở thành một khả năng hiện thực xét cả về hai phương diện: tính tất yếu kinh tế - xã hội và tính tất yếu công nghệ - kỹ thuật. Nếu như nền văn minh công nghiệp ra đời trên cơ sở phủ định nền văn minh nông nghiệp thì trái lại, nền văn minh hậu công nghiệp - kết quả của làn sóng cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba lại có thể hàm chứa và gần gũi với nền văn minh nông nghiệp. Thực tế cho thấy, công nghệ cao có khả năng áp dụng trong hoàn cảnh nông nghiệp và tương ứng, một nền nông nghiệp truyền thống có thể đi tắt sang hậu công nghiệp mà không bắt buộc phải trải qua tất cả các giai đoạn của quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa nặng nề, tốn kém. Ví dụ, sản phẩm công nghệ cao vi điện tử và sinh học, do tính nhiều vẻ lại có thể phù hợp với nhu cầu xã hội, với nguồn nguyên liệu sẵn có và điều kiện sản xuất phân tán của những nước lạc hậu.
Thứ năm, xét về mặt lịch sử thì quan hệ hàng hoá - thị trường chỉ là hình thái đặc biệt, là nấc thang trung gian cần thiết để chuyển xã hội từ trình độ xã hội nông nghiệp, phi thị trường, lên trình độ xã hội hậu công nghiệp, hậu thị trường. Nếu xét kỹ, ngay ở giai đoạn phát triển phồn thịnh, sung mãn của các quan hệ thị trường thì sự xuất hiện của chúng cũng không có nghĩa là đồng nhất với chủ nghĩa tư bản. Chính sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã ra đời trên cơ sở tách rời các yếu tố người và vật của sản xuất, các yếu tố này vốn gắn bó hữu cơ trong sở hữu tư nhân của kinh tế hàng hoá giản đơn.
Thứ sáu, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu nếu đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá; thế giới đang bước vào giai đoạn quá độ sang trình độ xã hội hậu công nghiệp, hậu thị trường và kinh tế tri thức; yêu cầu phát triển rút ngắn và hội nhập. Đây không phải là sự gán ghép khiên cưỡng, chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là trên cơ sở nhận thức sâu sắc tính quy luật tất yếu của thời đại, sự khái quát hoá, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, và đặc biệt, từ tổng kết thực tiễn mấy chục năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và gần hai thập kỷ đổi mới của Việt Nam.
Kinh tế thị trường như là một chế độ kinh tế hay phương thức sản xuất có tính lịch sử, là thành quả của văn minh nhân loại, nó có thể được sử dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung của mọi quốc gia, dân tộc mà không phải là tài sản riêng của chủ nghĩa tư bản, chỉ phục vụ cho riêng chủ nghĩa tư bản. Thoát khỏi giới hạn chỉ làm giàu cho tư bản, kinh tế thị trường sẽ có những mục tiêu và động lực xã hội mới, phù hợp với những đặc tính xã hội hóa vốn có, để trở thành công cụ phát triển kinh tế, phục vụ đắc lực cho việc tạo ra của cải và mang lại sự giàu có chung cho toàn xã hội.
Việc Việt Nam lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn vừa phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của đất nước và những yếu tố tích cực trong giai đoạn phát triển đã qua của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. Đây cũng là sự trùng hợp giữa quy luật khách quan với mong muốn chủ quan, giữa tính tất yếu thời đại với lôgic tiến hoá nội sinh của dân tộc, khi chúng ta chủ trương sử dụng hình thái kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu phát triển, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nó cũng là con đường để thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, để thu hẹp khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng hội nhập, phát triển.

2.6 Xu hướng phát triển của nước ta
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế của một xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độ thấp sang nền kinh tế ở trình độ cao hơn hướng tới chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng thể hiện ở việc nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường cho thị trường phát triển, như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông hàng hóa; tạo lập sự phân công lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế qua việc nhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội... Là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thác những cơ quan truyền thông mạnh nhất của quốc gia, nhà nước góp phần cung cấp thông tin thị trường cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế, thời điểm thực hiện các giao dịch kinh tế, cách thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể của mình...
Việc nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc định hướng sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta không mâu thuẫn với vấn đề có tính nguyên tắc: sự vận hành của nền kinh tế thị trường nào cũng trước hết và chủ yếu do các quy luật thị trường quyết định. Song, quy luật kinh tế thị trường lại thuộc lĩnh vực quy luật xã hội. Tính khách quan của nó được thể hiện và thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Dựa trên việc nhận thức đúng đắn những yêu cầu của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cụ thể hóa những yêu cầu đó thành luật, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xác định đúng bước đi để hiện thực hóa chúng. Đây là nhân tố có tác động trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế thị trường vận động phù hợp với quy luật nội tại của nó. Ở đây có sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Song, sự thống nhất đó chỉ có được, khi lợi ích chân chính mà nhà nước theo đuổi phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội nói chung, của kinh tế thị trường nói riêng; chủ thể nhà nước có năng lực trí tuệ đủ tầm để nắm bắt, vận dụng yêu cầu của các quy luật kinh tế vào việc hoạch định các chính sách phát triển.
Chính sách đối với phát triển các thành phần kinh tế là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Từ chỗ không thừa nhận kinh tế tư nhân đến chỗ thừa nhận nó; từ chỗ thừa nhận kinh doanh nhỏ ở một số ngành nghề, đến chỗ không hạn chế về quy mô và lĩnh vực mà luật pháp không cấm. Từ chỗ cho làm, đến chỗ được làm, mỗi lần thay đổi tư duy như vậy là một lần nhận thức của chúng ta được mở rộng, sâu thêm và kinh tế tư nhân cùng các thành phần kinh tế phát triển. Những biến đổi như vậy đã thúc đẩy các thành phần kinh tế đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm tạo cơ hội cho những chủ thể kinh tế, các doanh nhân mới năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với mình và với đất nước.
Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, xét về bản chất, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy lợi ích của dân tộc đáp ứng đúng nhu cầu phát triển khách quan của xã hội làm mục tiêu hoạt động của mình. Nhà nước ta lấy hệ tư tưởng cách mạng và khoa học (chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh) làm một trong những cơ sở xuất phát quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. Đó là hai nhân tố bảo đảm có sự thống nhất giữa tính khách quan của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa với tư cách là một nhân tố chủ quan tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế đó.
Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

2.7 Tích cực và hạn chế của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta
Tích cực:
Kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng mừng, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn
Vai trò của Nhà nước ta đối với kinh tế càng bộc lộ rõ nét trong ban hành, thực thi các chính sách khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế gần đây. Trên cơ sở tiên định những diễn biến xấu có thể xảy ra, Nhà nước đã đưa ra 8 nhóm giải pháp cấp bách, và bằng việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đó, Nhà nước đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng giảm: tháng 9-2008 tăng 0,18%, tháng 10 giảm 0,19%, tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%. Kinh tế vĩ mô ổn định: thu chi ngân sách được cân đối; tổng thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán cả năm, tăng 26,3% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, vượt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2007. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đất nước chẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7% /năm. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là về sản xuất lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%/năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu phát triển. Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được mở rộng. Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả. Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú. Lạm phát được kiềm chế dần dần.
Sản xuất hàng hóa càng phát triển, sự cạnh tranh càng gay gắt thì những người lao động riêng rẽ, các hộ cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng có yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển. Vì thế, phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ manh mún với sản xuất hàng hóa lớn, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Kinh tế hợp tác là hình thức kinh tế mang tính tập thể, xã hội hóa, là nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nó giáo dục ý thức cộng đồng, tinh thần hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên xã hội, giữa các thành phần kinh tế để sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật.
Những thành tựu này có vai trò to lớn trong việc giữ vững ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Hạn chế:
Việc thực hiện nền kinh tế thị trường do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội là điều không thể tránh khỏi. Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, gây lãng phí tài nguyên. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm 76,2% (2002), nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả.
Một số thị trường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ...Một số thể chế pháp luật và hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền..., làm chỉ số của môi trường kinh doanh thấp.
Sau 20 năm Đổi Mới, tuy thế, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Thực tế cho thấy trải qua gần hai mươi năm đổi mới vậy nhưng chúng ta vẫn phải thực hiện các cuộc chỉnh đốn Đảng, cải cách bộ máy hành chính chứng tỏ những quan niệm cũ sai lầm đã ăn sâu bám rễ như thế nào. Việc xoá bỏ hoàn toàn không hề dễ ràng, không thể hoàn thành trong một sớm một chiều nhưng đó là việc cần thiết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Cùng với cơ chế cũ là sự bất cập khi Nhà nước can thiệp quá sâu vào sản xuất kinh doanh, điều hành không tuân theo các quy luật kinh tế mà theo cảm tính dẫn đến sự thất bại trong thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra. Chuyển sang cơ chế mới sẽ tạo điều kiện cho sự các thành phần kinh tế xã hội phát triển theo đúng những quy luật kinh tế khác quan.

KTTT tuy có nhiều ưu điểm, nhưng không phải tuyệt đối, nó còn có những khuyết tật mà nếu ta cứ để cho nó tự do phát triển thì đến một lúc nào đó nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng rất nguy hiểm và có thể phải trả giá đắt. Vì vậy, Đảng ta đã xác định phát triển KTTT là đúng đắn, nhưng phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình đất nước cũng như định hướng của nước ta.
Với vốn hiểu biết còn hạn chế, em mong rằng thông qua đề tài này sẽ tìm hiểu và biết được thêm về nền kinh tế thị trường nước ta cũng như đường lối chính sách của Đảng ta.


Về Đầu Trang Go down
https://trananhkhoa.forumvi.net
 
Tiểu luận "Nền kinh tế thị trường"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình XD nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở VN
» Sáu bài học lý luận chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh_6
» Sáu bài học lý luận chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Bài 3: Đi lên CNXH, con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑ (¯`•NGÔI NHÀ TRI THỨC•´¯) ๑۩۞۩๑ :: ๑۩۞۩๑ CHUYÊN MỤC - HỌC TẬP ๑۩۞۩๑ :: ๑۩۞۩๑ ĐƯỜNG LỐI-MAC_LÊNIN_TƯ TƯỞNG ๑۩۞۩๑-
Chuyển đến